Thanh Hóa

Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.

Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Dậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng.

Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các Vua Hùng.

Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, ... Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng ... càng khẳng định xứ Thanh là một vùng “Địa linh nhân kiệt”.

Thanh Hóa

Khám phá du lịch nơi đây

Tp. Thanh Hóa
Chưa có đánh giá 0 Đánh giá
từ
0 ₫ /đêm
Tp. Thanh Hóa
Chưa có đánh giá 0 Đánh giá
từ
0 ₫ /đêm

Xem thêm

Tp. Thanh Hóa
Chưa có đánh giá 0 Đánh giá
80
từ
0 ₫

Xem thêm

Bản đồ du lịch

Gợi ý cho bạn

Tin nổi bật

Khu di tích Lam Kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV, nơi tụ họp những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ mới đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long - Hà Nội lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm. Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn. Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội. Đây là khu di tích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hoá thiêng liêng không chỉ của nhân dân Thanh Hoá mà của cả dân tộc. Trải qua thời gian lịch sử, những kiến trúc của khu di tích Lam Kinh không còn lại bao nhiêu, phần lớn đã bị huỷ hoại, nhất là sau khi triều Nguyễn chuyển một phần thờ cúng từ Lam Kinh về thái miếu Bố Vệ thành phố Thanh Hoá (1805).

Xem thêm

Tin nổi bật

Di sản Thành nhà Hồ

Di sản Thành nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và có giá trị, độc đáo nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới, trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa thế giới.